Vị trí của tính từ trong tiếng Anh có những quy tắc riêng khiến nhiều người học thường nhầm lẫn và vận dụng sai. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các mẹo để ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng Anh một cách chính xác nhất.

Tính từ là một trong những loại từ chúng ta chắc chắn phải đối mặt trong quá trình học tiếng Anh. Tính từ thường gây bối rối cho người học, đặc biệt là khi chúng xuất hiện trong những bài tập ngữ pháp phức tạp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về tính từ, đặc biệt là về vị trí của tính từ trong tiếng Anh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tiếp cận và hiểu thêm về tiếng Anh một cách dễ dàng hơn nhé.

Đăng Ký Nhận Tài Liệu
Hơn 70+ video học tiếng Anh (từ cơ bản đến nâng cao), giúp bạn cải thiện khả năng nghe nói nhanh chóng:
Tính Từ Trong Tiếng Anh Là Gì?
Trong tiếng Anh, tính từ (Adjective) là loại từ có chức năng bổ trợ cho danh từ hoặc đại từ, đặc tính chủ yếu của nó là miêu tả tính chất của con người, sự vật, hiện tượng,..

Có 3 loại tính từ cơ bản trong tiếng Anh gồm: Tính từ riêng (Vietnamese, England,…), tính từ sở hữu (my, our,…) và tính từ miêu tả (tall, beautiful,…). Trong đó, tính từ miêu tả thường là trở ngại lớn nhất đối với người học tiếng Anh vì nó có nhiều tiểu loại và phức tạp trong trật tự sắp xếp.
Làm thế nào để ghi nhớ dễ dàng và chính xác vị trí của tính từ trong tiếng Anh? Hãy tiếp tục đi xuống bài viết để khám phá cẩm nang ghi nhớ mà chúng tôi cung cấp nhé.
Vị Trí Của Tính Từ Trong Câu

Trong câu, tính từ có một vị trí nhất định trong tương quan với các loại từ khác:
1. Tính Từ Đứng Trước Danh Từ
Tính từ đứng trước danh từ làm nhiệm vụ bổ nghĩa, cung cấp thêm nhiều thông tin, chi tiết cho danh từ mà nó đi kèm.
Ví dụ:
- I like a book. (Tôi thích một quyển sách)
Câu này có “book” là danh từ, tuy nhiên danh từ “book” không có tính từ đi kèm, do vậy người đọc không thể biết quyển sách này là quyển sách như thế nào.
- I like an interesting book. (Tôi thích một quyển sách thú vị)
Câu này có sự xuất hiện của tính từ “interesting”, giúp người đọc hiểu rõ hơn về quyển sách đang được nhắc tới – Đây là một quyển sách “thú vị”.
2. Tính Từ Đứng Sau Động Từ “to Be” Và Động Từ Liên Kết
Trong hầu hết các trường hợp, tính từ thường đứng sau “to be” các động từ liên kết (seem, look, feel, taste, remain, become, sound,…).
Ví dụ:
- She is beautiful. (Cô ấy thật xinh đẹp)
Động từ “to be” “is” + tính từ “beautiful”
- She looks angry with us. (Cô ấy trông giận dữ với chúng tôi)
Động từ liên kết “look” + tính từ “angry”
3. Tính Từ Đứng Sau Danh Từ
Trong một số trường hợp, tính từ có thể đứng sau những danh từ mà nó làm nhiệm vụ bổ trợ. Cụ thể:
- Tính từ được dùng để làm rõ tính chất của các đại từ bất định.
Ví dụ: There is nothing wrong. (Không có gì sai cả)
Lưu ý: “nothing” là đại từ bất định.
- Các tính từ được kết nối với nhau bằng “and” hoặc “but”.
Ví dụ: My teacher is both intelligent and easy-going. (Giáo viên của tôi vừa thông minh vừa dễ tính)
- Tính từ được dùng để nói về việc đo lường, đo đạc.
Ví dụ: This building is 12 storeys high. (Tòa nhà này cao 12 tầng)
- Tính từ được dùng trong việc so sánh.
Ví dụ: She is taller than me. (Cô ấy cao hơn tôi)
4. Tính Từ Đứng Một Mình
Những tính từ được bắt đầu bằng “a” (aware, afraid, alive, awake, alone, ashamed…) và cả một vài trường hợp đặc biệt khác (unable, exempt, content…) có thể đứng một mình mà không cần sự xuất hiện của danh từ.
Ví dụ: A girl is afraid of ghost. (Một cô gái sợ ma)
Trật Tự Sắp Xếp Của Các Loại Tính Từ Khác Nhauh

Như đã đề cập ở trên, tính từ miêu tả được phân thành nhiều tiểu loại. Trong tiếng Anh có 9 loại tính từ miêu tả, gồm:
(1) Opinion: Tính từ dùng để chỉ ý kiến hoặc dùng để miêu tả chung (cute, awesome, wonderful…)
(2) Size/Weight: Tính từ dùng để chỉ kích cỡ, cân nặng, trọng lượng (big, large, small…)
(3) Age: Tính từ dùng để chỉ tuổi tác (old, new, young…)
(4) Shape: Tính từ dùng để chỉ hình dạng, cấu tạo (square, oval, rectangle…)
(5) Color: Tính từ dùng để chỉ màu sắc (grey, white, pink, yellow…)
(6) Origin: Tính từ dùng để chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Japanese, Chinese, Korean…)
(7) Material: Tính từ dùng để chỉ chất liệu, vật liệu (cotton, plastic…)
(8) Purpose: Tính từ dùng để chỉ mục đích (tennis, electric…)
Trong trường hợp có nhiều tính từ miêu tả cùng bổ nghĩa cho một danh từ, chúng sẽ được sắp xếp theo trật tự sau:
Opinion→Size/Weight→Age→Shape→Color
→Origin→Material→Purpose
Ví dụ: a luxurious big new red Japanese car (một chiếc ô tô Nhật màu đỏ, mới, to, sang trọng)
Có vẻ hơi phức tạp thì phải! Làm thế nào để dễ dàng ghi nhớ và vận dụng được các trật tự trên? Bí quyết là bạn hãy nhớ các chữ cái đầu theo một câu vần vè cho dễ thuộc. Chẳng hạn: Ôi Sao Anh Shợ Con Ong Mật Phấn.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với bạn cẩm nang ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng Anh một cách đơn giản nhất. Mau chóng lưu lại để ôn tập khi cần thiết bạn nhé.